Mỗi bản game được bán ra trên Steam thì Valve sẽ nhận được một khoản tiền nhất định. Trước đây số phần trăm lợi nhuận được chia ra cho các bên khiến tất cả đều hài lòng nhưng theo thống kê mới đây nhất thì hơn 60 nhà sản xuất game cho rằng số tiền mà hiện giờ Valve nhận được không xứng đáng với những gì mà họ tạo ra.
1. Phong trào " nói hết với Valve":
Hiện nay Steam đang gặp rất nhiều vấn đề như đánh bom review, Steam Direct, chính sách quản lý,... Nhìn bên ngoài thì có thể thấy được Steam rất hào nhoáng nhưng hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất game bất mãn với Steam và Valve.Đỉnh điểm của việc này khi mà một nhà sản xuất game là Lars Doucet khởi động phong trào nói hết với Valve. Họ sẽ thu thập ý kiến, đưa ra các vấn đề, bình chọn chúng và gửi đến trụ sở của Steam. Cuộc khảo sát này vừa kết thúc, Valve đã nhận được kết quả bình chọn 2 tuần trước nhưng họ có thay đổi hay không là một chuyện khác.
2. Những điều nhà sản xuất game không hài lòng về Valve:
Có khoảng 232 nhà sản xuất tham gia cuộc bình chọn này và trong số đó có khoảng 223 chấp nhận công khai quan điểm của mình về Steam và Valve. Có thể nhận ra có rất nhiều nhà sản xuất bất mãn với chính sách của Valve và những thay đổi gần đây của họ. Theo đó trước đây kiếm tiền trên Steam rất dễ nhưng game phải trải qua kiểm duyệt rất gắt gao. Giờ đây thì hoàn toàn ngược lại bất kì ai cũng có thể phát hành game trên Steam, trung bình cứ mỗi ngày có 15 game mới ra đời."Với việc mọi thứ đều được làm tự động hoặc đẩy cho người dùng, ngay cả những game indie hay nhất, được đánh giá cao nhất cũng có thể bị chìm xuống, những lợi thế cuối cùng của Steam đang biến mất. Chẳng còn có sự trợ giúp nào nữa, và lượng game thủ khổng lồ chẳng có ý nghĩa gì nếu họ không mua game của chúng tôi,” một nhà phát triển cho biết. “Steam lấy tiền để… không giới thiệu game? Để người dùng tự làm lấy? Hỗ trợ những diễn đàn phân biệt chủng tộc, giới tính, đầy thù hận và cho phép game thủ “phá” nhà phát hành bằng cách đánh giá thấp game? Tôi không thấy Steam có giá trị gì cả."
3. Steam vẫn giữ vững vị trí bá chủ:
Nhưng cũng có ý kiến không đồng ý với quan điểm trên đứng ra bảo vệ Steam. Họ cho rằng Valve có thể hướng rất đông người dùng đến trò chơi của mình, vì thế nên họ hoàn toàn chấp nhận việc chia một phần doanh thu lớn từ Steam cho Valve thay vì giữ lấy 100% của một khoản tiền nhỏ.Một câu hỏi khác được đưa ra trong đợt bình chọn năm nay là “bạn muốn ai trở thành người dẫn đầu việc phát hành game trên PC nếu có phép màu biến lựa chọn đó thành hiện thực?”.
thị phần các hãng hệ thống phát hành game trên thế giới |
Hơn một nửa số người tham dự vẫn muốn để Steam dẫn đầu, nhưng có 26% lựa chọn Itch.io, một nền tảng được ra mắt vào năm 2013.
Một câu hỏi khác được đưa ra yêu cầu các nhà phát triển xếp hạng những điều đáng ngại nhất cho thành công của họ trên Steam.
Cuộc bình chọn năm nay của Lars Doucet cho thấy rằng niềm tin của các nhà phát triển đang xói mòn, và dù nhiều người vẫn tin Steam là số một, họ muốn có một nền tảng khác tốt hơn. Nhiều nhà phát triển cũng nghĩ rằng Steam không xứng đáng với phần chia mà họ đang lấy từ mình, bởi họ cho rằng Steam “lấy tiền, không làm việc” như đã được nhắc đến bên trên.
4. Một vài vấn đề của nhà sản xuất muốn Steam khắc phục:
- Không cho phép người dùng xóa comment của nhà phát triển. Có những game thủ nói dối về nội dung game, và rồi xóa comment của nhà phát triển khi được chỉ ra điều đó một cách lịch sự. Thật điên rồ là điều này lại được Steam cho phép.
- Cho nhà phát triển biết phải làm gì để được quảng bá. Game phải làm gì để được đưa vào Daily Deal? Số bản bán ra? Doanh thu? Điểm số? Thời gian chơi? Làm sao để được chơi miễn phí cuối tuần? Làm sao để được treo banner lên trang chủ? Popup khi mở Steam?
- Báo lỗi, hỗ trợ kỹ thuật nên được tích hợp vào Steam, và chuyển lỗi của Steam đến đội ngũ hỗ trợ của Valve thay vì đến nhà phát triển. Các nhà phát triển nhỏ không có nhiều nhân lực và rất mệt mỏi khi phải thuyết phục game thủ rằng họ phải tìm hỗ trợ khách hàng của Steam nếu gặp những lỗi như không tải được game, steamaAPI_init…
- Nhà phát triển cần được quản lý tất cả game của mình trên một forum. “Quá mệt mỏi khi phải xử lý bốn forum khác nhau. Chúng tôi ước được nhập tất cả chúng thành một forum duy nhất.”
- Cần phải xử lý những người dùng xấu. Ngay cả khi bị cấm ở một forum, chúng vẫn có thể quấy phá những nhà phát triển khác do không gặp phải hậu quả gì và cũng không ai hợp tác quản lý với nhau.
- Valve phải nâng số lượng nhà phát triển cỡ trung có lợi nhuận. Nhiều nhà phát triển cỡ trung nghĩa là nhiều game hay được tạo ra, họ sẽ tạo nên những bom tấn mới.
- Làm đánh giá của người dùng trên trang đầu bằng với tỉ lệ % đánh giá. Nếu một game được đánh giá 80% positive, hãy hiển thị 8 đánh giá positive và 2 negative, đừng hiển thị theo số lượng upvote.
- Danh sách “game sắp ra mắt” vô dụng vì có quá nhiều game mới, một số còn liên tục đổi ngày phát hành để trụ lại ở danh sách này lâu hơn, được chú ý nhiều hơn.
- Cần có công cụ theo dõi và xử lý những kẻ hack, cheat trong multiplayer, xài bot trong game…
- Các nhà phát triển cũng muốn được gửi tin nhắn đến người dùng trên forum, bởi đôi khi họ phải xóa game của mình và không thể cho người dùng biết tại sao.
Mặc dù cả hai bên đều đưa ra được những lý lẽ đúng để bảo vệ bản thân nhưng trong sự hợp tác luôn không bao giờ có thể tránh khỏi sự bất đồng quan điểm. Trong kinh doanh thì những điều như vậy là việc hết sức bình thường hãy thật bình tĩnh để có thể hai bên có thể giải quyết được những hiểu nhầm và khúc mắc một cách tốt nhất có lợi cho tất cả các bên.
0 comments:
Post a Comment