Star Wars Battlefront 2 ra đời thì một loạt cộng đồng tẩy chay EA mọc lên như nấm bới móc những chiêu trò hút máu bẩn thỉu của EA.
EA đang ngày càng làm cho các game thủ mất lòng tin vào các sản phẩm của mình. Thay vì giúp người chơi có những trải nghiệm tốt nhất về game thì EA ngày càng gây thất vọng, liên tục hút máu người chơi và tìm mọi cách moi tiền từ họ.
1. Loot box bị lạm dụng để moi tiền trong Star Wars Battlefront II
Loot box là các rương đồ mà người chơi bỏ tiền ra để nhận được những vật phẩm ngẫu nhiên nhằm làm nhân vật của mình mạnh hơn giúp qua màn chơi dễ hơn. Tuy nhiên ở đa số các
game mobile hoặc game chơi miễn phí, chẳng cần mua loot box bạn vẫn có cách khác để qua màn, như cày kéo chẳng hạn.
Vậy nhưng với
Star Wars Battlefront II, việc mua Loot box đã trở thành phương pháp chủ đạo và tối thượng để qua màn chơi, để lấy các vật phẩm quan trọng. Điều này tạo ra một sự khó chịu cho game thủ, vì Star Wars Battlefront 2 không phải là game miễn phí mà bạn còn phải trả số tiền lên tới 60 USD.
Star Wars Battlefront II bị một triệu người chửi vào mặt vì hút máu quá đà. Chính xác là sau khi Star Wars Battlefront 2 ra mắt,
EA đã bị game thủ cả thế giới phản đối điên cuồng vì quá tham lam. Nếu chơi không nạp tiền thì bạn cứ “xác định trước” việc mở khóa các nội dung mới trong game sẽ chậm như rùa bò. Và phải cho tới khi EA loại bỏ cửa hàng ảo thì người chơi mới có thể tận hưởng
Star Wars Battlefront II bình thường như các game 60 USD khác.
2. Cố ý che dấu:
EA cố ý che giấu “cơ chế” hút máu tàn bạo bằng cách gửi một bản game đã qua điều chỉnh cho các trang tin và reviewer. Nghĩa là các biên tập viên của trang tin như
IGN và
Gamespot… từng được tận hưởng một bản
Star Wars Battlefront II hoàn hảo mà người chơi không cần nạp tiền và tiến độ game rất nhanh. Những biên tập viên này thực ra đã đánh giá một bản game khác biệt hoàn toàn với bản game mà bạn đang chơi và đang bị hút máu.
3. Phản hồi của cộng đồng về Star Wars Battlefront II:
Trên mạng, sau khi
EA bị dân tình ném đá tơi bời, một người chơi đã thông báo rằng anh nạp 80 USD vào game mà vẫn chưa lấy được nhân vật Darth Vader. Một trưởng phòng cộng đồng của EA phản hồi rằng: “Chúng tôi làm vậy là để người chơi có được cảm giác kiêu hãnh khi bỏ công sức lớn nhằm mở khóa được nhân vật”. Phản hồi này sau đó nhận được hơn 675 ngàn lượt downvote (bác bỏ), nhiều lượt bác bỏ nhất trong lịch sử nhân loại. Việc cộng đồng dậy sóng đã làm EA phải bỏ cửa hàng ảo của
Star Wars Battlefront 2 một lần và mãi mãi.
4. EA nhăm nhe sang con gà béo bở game Mobile:
Năm 2014,
EA lên kế hoạch chiếm đóng thị trường game di động màu mỡ bằng tựa game
Dungeon Keeper. Tựa game này được đánh giá là khá hứa hẹn, vì nó mang lại cảm giác hoài cổ xuất sắc của những game chiến thuật thập niên 90 qua một nền tảng đồ họa đẹp và gameplay nhiều đổi khác. Nhưng chính EA đã phá hỏng tất cả, hãng bóp ngạt đứa con đầy tài năng này bằng một cơ chế chơi chủ yếu xoay quanh “tiền” hay “đợi”.
5. EA bị bầu là công ty game tệ nhất nước Mỹ:
Vào năm 2012 và ngay kế đó vào 2013,
EA bị bầu là công ty tệ hại nhất của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Đó là tính chung toàn bộ công ty của nước Mỹ chứ không riêng gì công ty game, thì độ tệ hại của EA còn vượt qua cả các khoản tiền lãi ngộp thở của Bank of America hay cả những công ty khổng lồ có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu như Comcast…
EA chiếm ngôi vương nhờ chức năng
bảo mật game DRM đã bắt người chơi phải có kết nối mạng thì mới được chơi SimCity, việc làm vô lý này đã khiến một tựa game vốn rất hứa hẹn, lại trở thành thảm họa tai tiếng nhất năm đó. Cũng trong những năm này, hội chứng “ma cà rồng” của EA đã bắt đầu bộc phát, Và chính hãng cũng từng tuyên bố rằng: “Bọn tao muốn tất cả các game của mình phải có microtransaction.” Song vì sợ gạch đá nên lại đính chính: “À thôi bọn mình nghĩ lại rồi, chỉ game mobile hoy cũng được”. Nhưng cuối cùng thì bản chất của EA vẫn không đổi, một tựa game giá cao như
Dead Space 3 mà vẫn tiếp tục kinh doanh cửa hàng ảo.
6. Hút máu không phân biệt tuổi tác giới tính…
Cày tiền nam giới,
EA chuyển ngay tầm ngắm tới nữ giới và các game thủ nhỏ tuổi với tựa game
The Sims 4. Và thế là trò chơi mô phỏng này bị giới hạn nội dung hết mức có thể. Nếu muốn trải nghiệm thêm, người chơi chỉ còn cách mua các DLC và bản mở rộng bằng tiền, rất nhiều tiền. Sau khi bị phản đối quá nhiều, EA mới chuộc lỗi bằng cách phát hành một số nội dung hoàn toàn miễn phí.
Đó là những gì mà
EA đang làm để hút máu các game thủ, hãy là những người chơi sáng suốt để không bị cuốn theo những trò lừa đảo của họ và xây dựng một cộng đồng game lành mạnh.